Nhạc truyền thống Âm nhạc Thái Lan

Dàn nhạc hoà tấu cung đình Thái tại Berlin, Đức in 1900.
Bản thu âm radio của vở "Khăm Hôm", hay "Lời ngọt ngào", do ban hoà tấu pinphat thực hiện.

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Bản thu âm radio của " Sansoen Phra Barami ", bài Quốc ca của Hoàng gia Thái Lan

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Thang âm 7 nốt chơi trên đàn ranat ek

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Nhạc cổ điển của Thái có tiết tấu riêng biệt và phong cách riêng khá độc đáo. Tiết tấu nhạc cổ điển thường thay đổi theo đoạn nhạc và được phối trộn với nhiều thể loại nhạc khác. Mỗi loại nhạc cụ trong dàn nhạc truyền thống Hoàng gia Thái có âm sắc riêng, nhưng chưa bao giờ chơi riêng lẻ và phối nhạc cùng với nhau tạo thành một dàn nhạc. Nổi bật trong dàn nhạc này thường là nhạc cụ có tên gọi là Pí nài (kèn) và nhiều nhạc cụ khác như trống, . Việc chiếm được tình cảm của khán thính giả nhờ chất lượng âm thanh tăng lên lần, bằng vào kết quả này, tiếng nhạc do không khí đem lại làm cho khán thính giả ưa chuộng hơn. Nhịp độ tiến triển của nhạc cổ điển trong một lần trình diễn đầu tiên được nổi lên, tiếp đến là tiếng phụ họa bằng những hồi trống do mười đầu ngón tay của nghệ sĩ rung lên nhập theo trống. Những cồng chiêng được sắp xếp theo hình bán nguyệt của những nhạc công - đây được xem là loại cụ truyền thống của người Thái. Dàn nhạc khác sử dụng hai nhạc cụ dùng vĩ và kèn. Thính giả còn được nghe loại nhạc này trình diễn trong những trận đấu Muay Thái, nhằm kích động võ sĩ thêm hăng hái, bằng khúc tứ tấu đàn dây gồm có cồng chiêng, kèn bầu, sáotrống. Dàn nhạc này chơi hoàn toàn theo sở trường.

Vài nét về dàn nhạc Piphat

Hoà tấu nhạc piphat ở Wat Kung TapaoVideo 2Âm thanh dàn piphat TháiSơ đồ phân bố sự giao thoa giữa các dàn nhạc truyền thống Đông Nam Á

Dàn nhạc ngũ âm được tạo nên bởi 5 chất liệu gồm: gỗ, đồng, sắt, da và hơi. Theo nhiều nguồn tài liệu từ các chùa Phật giáo xứ Chùa Vàng , tại đây đã xuất hiện dàn nhạc ngũ âm và được lưu truyền đến ngày nay. Có thể thấy, lịch sử xây dựng, phát triển của người dân nơi đây gắn liền với âm nhạc ngũ âm và vẫn giữ nguyên sắc thái riêng của nó trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các tộc người ở Thái Lan như Thái Đen, Isản, Xiêm, Lự,... cho đến ngày nay. Dàn nhạc ngũ âm và nhạc lễ của người Thái đã có từ rất lâu đời, theo quy định cổ truyền thì dàn nhạc chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ. Tìm về lịch sử, dàn nhạc Piphat (tiếng Thái: ปี่พาทย์; Phát âm tiếng Thái: [pìːpʰâːt]) được gọi từ việc sáp nhập giữa nhạc Pin và nhạc Peat của người KhmerCampuchia. Nhạc Pin là dàn nhạc được ra đời từ thời đại Phù Nam. Dàn nhạc này được tấu bằng nhạc cụ Pin trước các nhạc cụ khác. Nhạc cụ Pin là loại nhạc cụ có ảnh hưởng từ Ấn Độ được du nhập theo Bà La Môn. Dàn nhạc Pin là dàn nhạc có nhạc cụ tổng hợp giữa nhạc cụ có từ Ấn Độ và nhạc cụ có trong nước (nhạc cụ người Khmer có sẵn). Dàn nhạc Pin gắn liền với các nghi lễ, nó được biểu diễn ca múa và nghệ thuật diễn khác trong truyện thần thoại đã có từ xa xưa. Cả 3 thể loại nhạc pinphat Lào, piphat Thái và pinpeat Khmer có cùng chung với gamelan của miền tây Indonesia; kulintang của miền nam Philippines, phía đông Indonesia, phía đông Malaysia, talempong của người Minangkabau ở Tây Sumatra, Indonesia và hsaing waing của Miến Điện.

Ngoài ra, trong thời trung đại có một dàn nhạc mà người ta thường gọi là krong-sko-trom min. Dàn nhạc này dùng để khuyến khích lòng dũng cảm của quân đội trong chiến đấu. Ngày nay, vai trò của dàn nhạc này đã chuyển trọng tâm của mình sang phục vụ trong các nghi lễ truyền thống, phong tục ma chay. Dàn nhạc krong-sko-trom min có nhiều nhạc cụ tổng hợp, không ổn định, tuỳ theo nhu cầu buổi lễ và người sử dụng, được khắc ở các đền đài như: đền Bayon, đền Angkor Var, đền Bapun, đền Ban-teay-chmar, đền Ta-brum... Dàn nhạc này đôi khi có nhạc cụ Peat (có 9 âm), deav, sro-lay, sko-thum, sko-chi, sko-sampho. Dàn nhạc này được tấu lên bằng nhạc cụ krong-peat (ngày nay nhạc cụ này đã thất truyền, chỉ còn lại các điêu khắc trên các đền đài).

Hai loại nhạc gồm Pin và krong-sko-trom min được nhập chung với nhau thành một dàn nhạc Pin-peat. Có người cho rằng, nhạc cụ của người Khmer hoà tấu như ngày nay được tách ra từ Ấn Độ thời xa xưa, mãi đến về sau kiến thức âm nhạc và thể loại âm nhạc của người Khmer được truyền đi đất nước Xiêm (Thái Lan) và Lào phát triển rực rỡ. Do đó mà có tên gọi là Plêng XiêmPlêng Lào (hay Pinphat Lào). Nó cũng được sử dụng để đi kèm với các hình thức sân khấu và múa truyền thống của Thái Lan bao gồm Khon Thai, Lakhon (múa cổ điển), và múa rối bóng.